Đang truy cập: 7 Trong ngày: 113 Trong tuần: 1069 Lượt truy cập: 4228142 |
|
15-11-2016 09:10
TỰ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE
ThS. Trần Thành Liễu
Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục
I. Đặt vấn đề
Trường Cao đẳng Bến Tre (CĐBT) là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc tỉnh Bến Tre với sứ mạng là đào tạo nhân lực ở các trình độ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng của nhân dân địa phương và khu vực; nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; tổ chức và tham gia các hoạt động khác phục vụ cộng đồng, xứng đáng là trung tâm trí thức - văn hóa của Tỉnh.
Là cơ sở đào tạo có uy tín của địa phương, Nhà trường luôn coi trọng vấn đề đảm bảo chất lượng đào tạo và khẳng định chất lượng đào tạo là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển. Với nhận thức trên năm 2011 Trường Cao đẳng Bến Tre đã chủ động tự đánh giá chất lượng giáo dục theo bộ 10 tiêu chuẩn, 55 tiêu chí đúng với Quyết định số 66/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT). Từng năm học nhà trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch nhằm cải tiến chất lượng sau khi đánh giá. Năm 2015, Nhà trường xây dựng kế hoạch tiến hành tự đánh giá chất lượng giáo dục theo chu kỳ 5 năm (2011- 2016) trên cơ sở hướng dẫn của Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BGDĐT ngày 04 tháng 03 năm 2014.
Để triển khai quá trình tự đánh giá Nhà trường đã thành lập Hội đồng Tự đánh giá gồm 26 thành viên là lãnh đạo các đơn vị phòng, khoa các đoàn thể trong trường do Hiệu trưởng làm Chủ tịch Hội đồng. Giúp việc cho Hội đồng tự đánh giá là Ban thư ký gồm 09 thành viên và 04 nhóm chuyên trách, trưởng nhóm do 01 Phó Hiệu trưởng làm trưởng nhóm. Hoạt động tự đánh giá được triển khai đến các đơn vị trong trường theo đúng hướng dẫn của công văn số 462/KTKĐCLGD-KĐĐH ngày 09 tháng 05 năm 2013 của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục. Hoạt động tự đánh giá sẽ giúp Nhà trường rà soát, đánh giá thực trạng, lập và triển khai các kế hoạch hành động nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo từ đó điều chỉnh mục tiêu cho các các học tiếp theo.
II. Tự đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường
Sau 5 năm Tự đánh giá (2011) đến nay, tập thể lãnh đạo, CBVC và HSSV của Trường đã nỗ lực thực hiện tốt sứ mạng, mục tiêu và các nhiệm vụ chiến lược được giao. Nhà trường đã có nhiều thay đổi tích cực, đạt nhiều kết quả tốt trong các hoạt động đào tạo, NCKH, phát triển đội ngũ, phát triển CSVC, thiết bị phục vụ tốt cho dạy và học.
Công tác tổ chức và quản lý Nhà trường ngày càng cải tiến và hiệu quả ngày càng tăng và được thực hiện đúng các quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Điều lệ Trường Cao đẳng, Quy chế Tổ chức và hoạt động của cao đẳng vùng, các quy định của Bộ GD&ĐT và Pháp luật của Nhà nước. Chất lượng đào tạo Nhà trường ngày càng nâng cao, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trường đã không ngừng phát triển và hoàn thiện về mọi mặt, đảm bảo tốt về chất lượng giáo dục. Sinh viên của Trường sau khi tốt nghiệp đã có nhiều đóng góp hiệu quả cho sự phát triển KT-XH của tỉnh Bến tre và khu vu vực.
Tổ chức bộ máy của Nhà trường không ngừng được hoàn thiện. Hiện nay, Trường có 10 Khoa, 9 Phòng, 2 Trung tâm, Ban quản lý KTX và bộ phận Y tế trực thuộc phòng Quản trị. Đội ngũ CBGVNV được quan tâm bồi dưỡng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tổng số CBGVNV của Trường hiện có 250 người, trong đó có 155 giảng viên cơ hữu. 100% giảng viên có trình độ đạt chuẩn trong đó có 3 tiến sĩ, 69 thạc sĩ, 75 đại học. Để nâng cao trình độ cho CBGVNV Nhà trường có cơ chế khuyến khích việc học tập nâng cao trình độ.
Đội ngũ CBQL của Trường được bổ nhiệm theo nhiệm kỳ và đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn về bổ nhiệm cán bộ của Bộ GD&ĐT và của tỉnh. Đội ngũ CBGV, nhân viên hỗ trợ được tuyển dụng theo đúng quy trình tuyển dụng của tỉnh và phát triển không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ CBQL và giảng viên đã đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT đối với trường cao đẳng. Năm 2014 giảng viên Hùynh Thị Kiêm Tuyến, khoa Khoa học XH&NV của Trường đã được Bộ GD&ĐT phong tăng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”.
Từ năm học 2012-2013 đến nay, Nhà trường đã chuyển đổi hình thức đào tạo từ niên chế sang tín chỉ. Chương trình đào tạo đã được xây dựng căn cứ trên các văn bản pháp quy của Bộ GD&ĐT và tham khảo các chương trình đào tạo cùng ngành của các trường đại học, cao đẳng uy tín trong nước, đồng thời có sự tham gia của các chuyên gia, giảng viên, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, cựu sinh viên, phù hợp với nhu cầu của xã hội trong tỉnh và khu vực. Chương trình đào tạo định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung cập nhật để phù hợp với đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển về kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước đồng thời cũng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nghiên cứu khoa học và chuyển giáo công nghệ của Nhà trường ngày càng phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Nhiều đề tài NCKH các cấp được CBGV và sinh viên đăng ký, triển khai và thực hiện đúng quy định về khoa học công nghệ. Đồng thời, để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy vai trò của người học, các Khoa, bộ môn đã chủ động xây dựng kịch bản lên lớp, đề cương học tập cho HSSV và bài giảng điện tử. 100% đề tài NCKH và sáng kiến được áp dụng vào giảng dạy và công tác quản lý. Nhiều bài báo khoa học của CBGV đã được đăng ở các tạp chí chuyên ngành trong Nhà trường đã có 94 bài báo khoa học đăng tạp chí KH chuyên ngành, kỷ yếu KH cấp quốc gia, viện, trường đại học.
Hợp tác quốc tế của Nhà trường không ngừng được mở rộng và phát triển theo đúng quy định của Pháp luật và đã mang lại nhiều lợi ích cho Nhà trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBGV, sinh viên như các chương trình “Ngày sáng tạo Việt Nam” từ năm 2009, do Thanh tra Chính phủ chủ trì, Ngân hàng thế giới tài trợ, triển khai tổng kết Dự án Tuyên truyền, giáo dục về “Phòng chống tham nhũng” trong nhà trường và thanh thiếu niên Bến Tre, chương trình hợp tác quốc tế với tổ chức SJ Việt Nam nhằm đàm phán mời Trợ giảng tiếng Anh phục vụ đào tạo SV chuyên Anh và tư vấn về phương pháp hướng dẫn tiếng Anh, làm việc với đại diện Học viện Ngoại ngữ Nichia tỉnh Okinawa.nội dung là dạy học tiếng Nhật, trao đổi học thuật, tư vấn du học.
Cơ sở vật chất của Trường được đầu tư ngày một khang trang, hiện đại đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo. Tổng diện tích đất sử dụng của Trường 12.614 m2. Nhà trường hiện có: hệ thống giảng đường kiên cố với 64 phòng học được trang bị các thiết bị âm ly, máy chiếu (hoặc màn hình ti vi), hệ thống quạt mát, bóng điện phục vụ tốt việc dạy và học; Thư viện được trang bị đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo, sách, báo, tạp chí, 2 phòng đọc tự chọn có hệ thống máy tính được kết nối internet dành cho giáo viên và HSSV. Trường có 02 giảng đường 200 chỗ ngồi và 02 Hội trường 400 chỗ ngồi và 04 hội trường 150 chỗ ngồi; 02 phòng học thực hành nhạc, 01 phòng học chuyên ngành tiếng Anh, 01 phòng thực hành họa, 01 phòng học múa, 01 phòng thí nghiệm vật lý, 01 phòng thí nghiệm hoá học, 01 phòng thí nghiệm sinh học, 02 phòng thực hành của khoa Kế toán, 07 xưởng thực hành của Khoa Kỹ thuật Công nghiệp, 07 phòng thực hành tin học. Nhà trường có 3 khu nhà có 27 phòng làm việc dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được trang bị đầy đủ các điều kiện làm việc và các công trình phụ trợ khác, 02 Khu nội trú khang trang gồm 56 phòng, đáp ứng nhu cầu ở nội trú cho 500 HSSV của trường và đảm bảo an toàn cũng như được chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh kịp thời. Hệ thống căn tin trong khu vực KNT đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Nghiên cứu khoa học của Nhà trường ngày càng phát triển theo chiều rộng và chiều sâu. Nhiều đề tài NCKH các cấp được CBGV và sinh viên đăng ký, triển khai và thực hiện đúng quy định về khoa học công nghệ. Nhiều bài báo khoa học của CBGV đã được đăng ở các tạp chí chuyên ngành trong Nhà trường đã có 94 bài báo khoa học đăng tạp chí KH chuyên ngành, kỷ yếu KH cấp quốc gia, viện, trường đại học.
Hợp tác quốc tế của Nhà trường không ngừng được mở rộng và phát triển theo đúng quy định của Pháp luật và đã mang lại nhiều lợi ích cho Nhà trường trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBGV, sinh viên như các chương trình “Ngày sáng tạo Việt Nam” từ năm 2009, do Thanh tra Chính phủ chủ trì, Ngân hàng thế giới tài trợ, triển khai tổng kết Dự án Tuyên truyền, giáo dục về “Phòng chống tham nhũng” trong nhà trường và thanh thiếu niên Bến Tre, chương trình hợp tác quốc tế với tổ chức SJ Việt Nam nhằm đàm phán mời Trợ giảng tiếng Anh phục vụ đào tạo SV chuyên Anh và tư vấn về phương pháp hướng dẫn tiếng Anh, làm việc với đại diện Học viện Ngoại ngữ Nichia tỉnh Okinawa.nội dung là dạy học tiếng Nhật, trao đổi học thuật, tư vấn du học.
Công tác sinh viên, Hội Sinh viên và Đoàn Thanh niên ngày càng phát triển đã hỗ trợ cho các nhu cầu sinh hoạt, học tập, vui chơi, giải trí của sinh viên. Sinh viên của Trường được đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi và các chế độ chính sách theo quy định của Nhà nước; được tạo mọi điều kiện tốt nhất về học tập, rèn luyện, vui chơi giải trí. Trong 5 năm gần đây, tỷ lệ SV tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi ngày càng tăng.
Công tác kế hoạch - tài chính của Nhà trường luôn luôn thực hiện đúng nguyên tắc quy định; các nguồn thu, chi minh bạch, rõ ràng. Đảm bảo tốt chế độ tiền lương và các phụ cấp cho CBVC, học bổng cho sinh viên và các hoạt động của Trường, đáp ứng tốt nhiệm vụ trọng tâm của một trường cao đẳng.
Tuy nhiên, từ năm học 2014-2015 đến nay, công tác tuyển sinh của Trường gặp nhiều khó khăn, quy mô tuyển sinh giảm qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu do cơ chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT thường xuyên thay đổi; do sự suy thoái kinh tế dẫn đến sinh viên tốt nghiệp ra trường khó tìm đưọc việc làm; cạnh tranh trong tuyển sinh giữa các trường cao đẳng, đại học ngày một gay gắt; tâm lý coi trọng bằng đại học vẫn còn phổ biến trong suy nghĩ của người dân và các đơn vị sử dụng lao động, đó là những nguyên nhân chính tác động đến công tác tuyển sinh của Nhà trường.
Trong thời gian tới, mặc dù công tác tuyển sinh đưọc dự đoán vẫn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhưng Nhà trường quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2016-2020, đó là: “Phát triển một cách hợp lý quy mô đào tạo ở các trình độ, có chất lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu nhân lực của Tỉnh và vùng lân cận; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng KH-CN và các hoạt động phục vụ cộng đồng khác, trở thành trung tâm trí thức - văn hoá của địa phương; đảm bảo đầy đủ các điều kiện về đội ngũ cán bộ GV và cơ sở vật chất đạt chuẩn của trường cao đẳng đa ngành.
III. Kết luận
Báo cáo tự đánh giá theo chu kỳ 5 năm, giai đoạn từ tháng 9/2011 đến 31/5/2015 của Trường Cao đẳng Bến Tre được triển khai, thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nhà trường đã sử dụng Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp của Bộ GD&ĐT.
Với tinh thần nghiêm túc, trung thực, khách quan, nhà trường đã tổ chức tự đánh giá một cách toàn diện, thể hiện thông qua Báo cáo tự đánh giá, cụ thể:
- Báo cáo Tự đánh giá đã đề ra các kế hoạch, giải pháp cụ thể để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Báo cáo tự đánh giá của nhà trường là minh chứng để công bố với cơ quan quản lý nhà nước, với người học và với xã hội về chất lượng đào tạo của nhà trường.
Kết quả tự đánh giá cho thấy, trong tổng số 55 tiêu chí thuộc 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng, nhà trường đã đạt yêu cầu 42 tiêu chí chiếm 76,36%%, số tiêu chí chưa đạt: 13 tiêu chí chiếm 23,64%.
Báo cáo tự đánh giá của nhà trường đã được toàn thể cán bộ, giáo viên, người học đóng góp xây dựng với tinh thần trách nhiệm cao. Thông qua công tác tự đánh giá, lãnh đạo, cán bộ , giáo viên, nhân viên và HSSV của Trường Cao đẳng Bến Tre thấy được những điểm mạnh cần phát huy và những điểm tồn tại cần khắc phục. Đồng thời nhà trường đã xây dựng kế hoạch hành động với những giải pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại, liên tục cải tiến để duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng tốt yêu cầu xã hội, vì sự phát triển bền vững của nhà trường.
Nhìn chung, Nhà trường đã đạt được phần lớn các tiêu chí của Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường cao đẳng. Trong thời gian đến, Nhà trường tiếp tục rà soát các mặt tồn tại, xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm khắc phục các điểm yếu, nâng cao hơn nữa mức độ đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí, nâng cao toàn diện chất lượng giáo dục của Nhà trường và đạt yêu cầu chất lượng giáo dục.
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN
Hiệu ứng từ hội thảo "Du lịch biển góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạnh Phú" |
Trường Cao đẳng Bến Tre triển khai thành công chương trình giáo viên xuất sắc ngắn hạn Fulbright năm 2016 |