Đang truy cập: 11
Trong ngày: 81
Trong tuần: 955
Lượt truy cập: 3519004

Email
Mật khẩu
Nhớ mật khẩu

Quên mật khẩu | Đăng ký

Tìm kiếm

Lượt xem: 512

27-10-2013 20:48


CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH ĐIỆN DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

 

 I. GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO:

- Trình độ đào tạo: Trung cấp  chuyên nghiệp

          - Tên ngành : ĐIỆN DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

          - Mã ngành: 42510308

- Đối tượng học sinh: Tốt nghiệp THPT (hoặc học hết chương trình THPT); tốt nghiệp THCS

- Thời gian đào tạo: 2 năm – 3,5 năm (tùy đối tượng đầu vào)

- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

          Học sinh theo học ngành Điện DD &CN sẽ có kiến thức và kỹ năng về thiết kế, lắp đặt, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng DD & CN, các mạch điện điều khiển, động lực trong các máy gia công cơ khí, các máy công nghiệp phục vụ sản xuất lương thực, thực phẩm

          Đào tạo kỹ năng lắp đặt, kiểm tra, bảo trì, sửa chữa các hệ thống điều khiển tự động bằng PLC

Có khả năng học liên thông lên Cao đẳng và Đại học

II. NHỮNG CÔNG VIỆC CHÍNH HỌC SINH TỐT NGHIỆP CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC:

- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật điện dân dụng và công nghiệp. Biết tổ chức, lập phương án, thi công các công trình điện dân dụng và công nghiệp có qui mô vừa và nhỏ.

- Biết lắp đặt hệ thống điện sinh hoạt, hệ thống chiếu sáng công cộng, nhà xưởng.

- Thành thạo trong kiểm tra, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp.

- Quản lý hệ thống máy phát, trạm phân phối điện, bảo trì và sửa chữa hệ thống truyền tải điện hạ thế.

- Học sinh tốt nghiệp ra trường làm việc ở các cơ quan sản xuất, kinh doanh, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa và bảo trì hệ thống thiết bị điện.

III. YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP:

Sau khi học xong chương trình này học sinh có khả năng

-Về kiến thức:               

+ Hiểu biết cơ bản và hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước để có cơ sở vận dụng vào lĩnh vực chuyên ngành và vào đời sống thực tiễn; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Có kiến thức về nguyên lý và các phương pháp phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyền tải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống điều khiển tự động dây chuyền sản xuất, hệ thống an ninh, an toàn điện.

+ Có kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành để vận dụng trong thực tế sản xuất, nâng cao các kỹ năng, kỹ xảo nghề Điện dân dụng và Công nghiệp.

+ Hiểu rõ nguyên lý truyền tải, cung cấp điện, các nguyên tắc thao tác nghề nghiệp. Để thiết kế, lắp đặt, sửa chữa được các thiết bị điện công nghiệp và dân dụng thông thường.

+ Có đủ kiến thức để có thể độc lập hoặc phối hợp nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực chuyên môn.

+ Phân tích và đề xuất được các phương án sửa chữa thông thường.

   - Về kỹ năng:

   * Kỹ năng cứng:

+ Thao tác chuẩn, chính xác trong việc lựa chọn, sử dụng các loại dụng cụ đồ nghề, các thiết bị đo kiểm phục vụ cho công tác sửa chữa, lắp đặt máy điện, thiết bị điện.

+ Có kỹ năng và từng bước hình thành kỹ xảo trong thực hành lắp đặt, chẩn đoán, sửa chữa các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp.

+ Có khả năng tổ chức bảo dưỡng các thiết bị điện thông thường.

+ Đảm bảo các nguyên tắc an toàn và vệ sinh công nghiệp.

  * Kỹ năng mềm:

+ Có năng lực cập nhật kiến thức, tự học và nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu công việc.

+ Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc theo nhóm.

  + Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp trong cơ quan, đơn vị.

  + Có năng lực bảo vệ an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp tại cơ sở làm việc.

  + Có khả năng tự tạo việc làm và khởi tạo doanh nghiệp.

 - Về thái độ:

+ Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

  + Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, yêu ngành nghề.

  + Có tinh thần xây dựng và phát triển ngành điện nói chung và dân dụng công nghiệp nói riêng.

  + Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

+ Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

- Tiếng Anh: Có trình độ A.

- Công nghệ thông tin: Có trình độ tin học cơ bản và sử dụng được các phần mềm ứng dụng như lập trình PLC, AutoCad.

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 


 

 CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG

 

I/ GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO:

-Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp

-Tên ngành: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP VÀ DÂN DỤNG

-Mã ngành:   42510317

-Đối tượng học sinh: Tốt nghiệp THPT (hoặc học hết chương trình THPT)

-Thời gian đào tạo: 24 tháng

-Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

      Học sinh theo học ngành Điện tử - tin học sẽ có kiến thức cơ bản về linh kiện điện tử, kỹ thuật mạch điện tử, kỹ thuật số, vi xử lý, cấu trúc máy tính; Biết được cấu tạo, các đặc tính kỹ thuật và giải thích được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử cơ bản, hệ thống máy tính, các hệ thống tự động điều khiển;

  Học sinh cũng có thể học liên thông lên bậc cao đẳng hoặc đại học ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử - viễn thông, ngành Khoa học máy tính

II/ NHỮNG CÔNG VIỆC CHÍNH HỌC SINH TỐT NGHIỆP CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC:

-Hình thành kỹ năng, kỹ xão về thi công, lắp đặt, vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị điện tử, máy tính cá nhân và hệ thống mạng máy tính cục bộ.

-Sau khi tốt nghiệp ra trường, học sinh có thể công tác tại các công ty, nhà máy sản xuất hoặc kinh doanh trong lĩnh vực điện tử - tin học  như các công ty dịch vụ tin học, các nhà máy sản xuất và lắp ráp thiết bị điện tử ở các vị trí: vận hành, khai thác, bảo trì thiết bị và hệ thống điện tử, máy tính.

III/ YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP:

Sau khi học xong chương trình này học sinh có khả năng

-Về kiến thức

+ Hiểu biết cơ bản và hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước để có cơ sở vận dụng vào lĩnh vực chuyên ngành và vào đời sống thực tiễn; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.

+ Có kiến thức cơ bản và chuyên môn chính về lĩnh vực điện tử: linh kiện điện tử, kỹ thuật mạch điện tử, kỹ thuật số, vi xử lý …

+ Biết được các cấu tạo, đặc tính kỹ thuật và giải thích được nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử cơ bản, hệ thống máy tính, các hệ thống tự động điều khiển.

+ Biết tính toán, thiết kế một mạch điện tử ứng dụng trong thực tế với quy mô nhỏ.

+ Có kiến thức cơ bản về lĩnh vực tin học: cấu trúc máy tính; bảo trì và sửa chữa máy tính cá nhân.

+ Sử dụng được các phần mềm ứng dụng văn phòng và một số phần mềm thông dụng cho chuyên ngành điện tử như Orcad, Autocad.

+ Hiểu và vận dụng được một số kiến thức cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, nắm vững kiến thức về an toàn trong lĩnh vực điện tử -tin học.

-Về kỹ năng:

* Kỹ năng cứng:

    + Có khả năng thực hiện công việc được giao liên quan đến lĩnh vực điện tử tin học.

    + Vận hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị và hệ thống điện tử, máy tính cá nhân và hệ thống mạng cục bộ.

    + Thi công, lắp đặt, vận hành, sửa chữa thiết bị điện tử và máy tính trong công nghiệp và dân dụng.

    + Quản trị hệ thống mạng cục bộ trong cơ quan, doanh nghiệp.

    + Có thể xử lý các tình huống cơ bản trên hệ thống điện tử, tin học quy mô nhỏ, đơn giản.

    + Phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của ngành học.

* Kỹ năng mềm:

+ Có khả năng vận dụng sáng tạo các kiến thức, kỹ năng để xử lý, giải quyết các vấn đề kỹ thuật Điện tử để cộng tác với các đồng nghiệp thực hiện và hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và nâng cấp các thiết bị điện tử

+ Có khả năng tự cập nhật các kiến thức, nâng cao trình độ tay nghề phù hợp với yêu cầu của công việc chuyên môn.

+ Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và làm việc theo nhóm.

+ Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử…

- Về thái độ:

+ Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, có ý thức cộng đồng và tinh thần hợp tác.

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

+ Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành điện tử - tin học, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lý luận.

-Tiếng Anh: Có trình độ A

-Công nghệ thông tin : Có trình độ A .

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 


        CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ

  I/ GIỚI THIỆU NGÀNH ĐÀO TẠO:

- Trình độ đào tạo: Trung cấp chuyên nghiệp

- Tên ngành đào tạo: BẢO TRÌ VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ

- Mã ngành: 42510225

- Đối tượng học sinh: Tốt nghiệp THPT (hoặc học hết chương trình THPT).

- Thời gian đào tạo: 2 năm (THPH); 3 năm (THCS).

- Giới thiệu tóm tắt về chương trình đào tạo:

          + Chương trình khóa học bao gồm các nội dung cơ bản về cơ kỹ thuật, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật nhiệt, kỹ thuật điện - điện tử, vật liệu cơ khí, dung sai đo lường, sức bền vật liệu, nguyên lý chi tiết máy, cấu tạo nguyên lý động cơ đốt trong, lý thuyết và kết cấu ô tô, các hệ thống trên ô tô, các thiết bị chẩn đoán kỹ thuật ô tô, kỹ thuật gò, hàn, nguội cơ bản, kỹ thuật bảo trì và sửa chữa ô tô. Người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về chính trị, giáo dục thể chất, pháp luật, quốc phòng an ninh, công nghệ thông tin, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp nghề nghiệp. 

+ Có khả năng học liên thông lên Cao đẳng và Đại học.

II/ NHỮNG CÔNG VIỆC CHÍNH HỌC SINH TỐT NGHIỆP CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC:

- Chẩn đoán được các dạng hư hỏng thông thường trên ô tô.

- Xây dựng được các qui trình, phương pháp kiểm tra, sửa chữa và thay thế của các hệ thống trên ôtô như: hệ thống truyền lực, hệ thống phân phối khí, hệ thống đánh lửa, hệ thống nhiên liệu, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát.

- Làm nhiệm vụ kỹ thuật viên bảo trì và sửa chữa ô tô tại các cơ sở lắp ráp, bảo trì và sửa chữa ô tô, các cơ sở sản xuất và kinh doanh về ô tô.

III/ YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP:

Sau khi học xong chương trình này học sinh có khả năng:

-Về kiến thức:

+ Hiểu biết cơ bản và hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước để có cơ sở vận dụng vào lĩnh vực chuyên ngành và vào đời sống thực tiễn; có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học tự nhiên vào việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành sửa chữa ô tô.

+ Có kiến thức về kết cấu các chi tiết, bộ phận trên ôtô (động cơ xăng và diesel 2 kỳ, 4 kỳ, gầm và hệ thống điện).

-Về kỹ năng:

* Kỹ năng cứng:

+ Phân tích và khắc phục được các nguyên nhân hư hỏng thông thường trong quá trình hoạt động của ôtô.

+ Chẩn đoán, sửa chữa được các hư hỏng thông thường của các bộ phận trên ô tô.

+ Sử dụng thành thạo các dụng cụ thiết bị chuyên dùng trong sửa chữa các dạng hư hỏng.

+ Có kỹ năng thực hành tháo lắp các bộ phận, tổng thành ô tô; có kỹ năng chẩn đoán bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa phục hồi các chi tiết, cụm chi tiết, các bộ phận của ôtô.

* Kỹ năng mềm:

+ Có năng lực cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ phù hợp với yêu cầu công việc.

+ Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp làm việc theo nhóm.

+ Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp trong cơ quan, đơn vị.

+ Có khả năng tự tạo việc làm và khởi tạo doanh nghiệp.

- Về thái độ:

+ Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

+ Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, có ý thức cộng đồng và tinh thần hợp tác.

+ Có tinh thần xây dựng và phát triển ngành ô tô.

+ Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

+ Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

- Tiếng Anh: Có trình độ A

- Công nghệ thông tin: Có trình độ tin học cơ bản để sử dụng các phần mềm chuyên ngành trong chẩn đoán và sửa chữa ô tô.

 

HIỆU TRƯỞNG

 


 CHUẨN ĐẦU RA

NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

    

I. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH ĐÀO TẠO:   

    - Trình độ đào tạo:  Trung cấp chuyên nghiệp

          - Tên ngành đào tạo:XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

          - Mã ngành: 42510106

          - Đối tượng học sinh: Tốt nghiệp THPT (hoặc học hết chương trình THPT).

          - Thời gian đào tạo: 2 năm (THPH); 3 năm (THCS)

          - Giới thiệu tóm tắt về Chương trình đào tạo:

          + Người học có kiến thức lý thuyết chuyên ngành về cấu tạo chung các công trình từ kết cấu nền móng đến mái để có được giải pháp thi công phù hợp cho từng công việc.

          + Biết được các loại máy – thiết bị - sơ đồ công nghệ phục vụ cho công tác xây dựng. Nắm được các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng vật liệu – đánh giá chất lượng công trình trước khi đưa vào sử dụng.

+ Có khả năng học liên thông lên Cao đẳng và Đại học.

II. NHỮNG CÔNG VIỆC CHÍNH HỌC SINH TỐT NGHIỆP CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC:

- Thiết kế và tổ chức tốt việc thi công các công trình có qui mô nhỏ (cấp 4) theo hồ sơ đúng tiêu chuẩn, đúng qui phạm qui định.

- Thực hiện tốt việc quản lý xây dựng đô thị, nông thôn, đất xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

- Giải quyết được các thủ tục, nguyên tắc, điều kiện kỹ thuật, và cách tổ chức để thực hiện qui trình xây dựng.

- Quản lý kinh tế để thực hiện việc hạch toán kinh doanh đối với tổ, đội xây dựng, xí nghiệp xây dựng.

III/ YÊU CẦU VỀ KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI KHÁC CỦA HỌC SINH TỐT NGHIỆP:

     Sau khi học xong chương trình na2y học sinh có khả năng:

- Về kiến thức:

+ Hiểu biết cơ bản và hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước để có cơ sở vận dụng vào lĩnh vực chuyên ngành và vào đời sống thực tiễn; Có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Hiểu về các lãnh vực  trắc địa, cơ học cơ sở,  kết cấu bê tông cốt thép, vật liệu xây dựng, cấp thoát nước, ứng dựng tin học trong xây dựng, tổ chức thi công xây dựng, quản lý chất lượng công trình, giám sát công trình.

+ Có đủ kiến thức để giải quyết một cách linh hoạt các vấn đề liên quan đến các hoạt động xây dựng bao gồm: phương pháp thiết kế, lập các biện pháp tổ chức thi công, giám sát xây dựng công trình, quản lý các dự án xây dựng  dân dụng, công nghiệp.

+ Có kiến thức hành chánh và luật pháp trong quản lý xây dựng.

- Về Kỹ năng:

* Kỹ năng cứng:

+ Đọc và vẽ được các bản vẽ xây dựng công nghiệp và dân dụng.

          + Thiết kế, giám sát công trình, quản lý các dự án xây dựng, tổ chức thi công xây dựng công trình, bao gồm: lập biện pháp, tiến độ và tổ chức thi công, lập được dự toán cho một công trình có quy mô nhỏ (cấp 4).

+ Có kỹ năng xử lý tình huống trong công việc, giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhạy bén.

* Kỹ năng mềm:

+ Có khả năng làm việc theo nhóm, tổ, đội thi công.    

+ Có khả năng giao tiếp đối nội và đối ngoại để giải quyết vấn đề có liên quan đến công việc.

+ Có khả năng tự tạo việc làm và khởi tạo doanh nghiệp.

- Về thái độ:

+ Chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

  + Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, có ý thức cộng đồng và tinh thần hợp tác.

  + Có tinh thần xây dựng và phát triển ngành xây dựng nói chung và dân dụng công nghiệp nói riêng.

  + Có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

+ Có phương pháp làm việc khoa học, biết phân tích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn ngành xây dựng, đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, lập luận.

- Tiếng Anh: Có trình độ A

- Công nghệ thông tin: Có trình độ tin học cơ bản và sử dụng được các phần mềm chuyên ngành như: Phần mềm tính dự toán, AutoCad.

 

HIỆU TRƯỞNG

         

 

 

 

 

 

 

TRƯỜNG CAO ĐẲNG BẾN TRE

ĐĂNG NHẬP

LIÊN KẾT

Địa chỉ:

  • CS1: 400/1, ấp 1, xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre
  • CS2: 78 Đoàn Hoàng Minh, phường 6, thành phố Bến Tre

Điện thoại: 0275 3 822 294

Copyright © by Trường Cao đẳng Bến Tre